Để có thể đảm bảo được an toàn và tăng tuổi thọ của xe nâng điện ngồi lái có sử dụng bình ắc quy nước thì cần phải tuân thủ các quy định chặt chẽ. Hãy xem hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện ngồi lái định kì một cách chi tiết nhất. Khi đáp ứng được các tiêu chí kiểm tra này thì xe nâng sẽ có tuổi thọ tốt nhất bền bỉ với thời gian.
1. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra động cơ điện (Motor)
- Nghe tiếng động của động cơ. Nếu không có gì bất thường thì động cơ hoạt động tốt
- Kiểm tra bulong có bị lỏng hay không
2. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra hệ thống điều khiển Control Equipment
- Kiểm tra các công tắc điều khiến. Nếu kiểm tra thấy các linh kiện bị mài mòn hỏng thì cần thay thế.
- Kiểm tra công tắc tiến lùi trên tay trang điều khiển có còn hoạt động tốt không
- Kiểm tra và thay thế cầu chì
- Kiểm tra và thay thế cầu chì ở bộ sạc ngoài
- Kiểm tra các dây điện bao gồm các vấn đề tổn thương của dây nối, các đầu kết nối, các trạng thái băng dính bảo vệ,..
3. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra bộ điều khiển sạc (Charge control unit)
Kiểm tra trạng thái sạc
- Cắm sạc vào ổ sạc
- Bấm chọn Auto hoặc Equal 2 giây
- Nếu đèn sạc chạy từ Bắt đầu cho tới kết thúc trong vòng 10s là OK
4. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra bình ắc quy (Battery)
- Kiểm tra dung dịch chất điện phân có đủ hay không
- Đổ nước vào bình ắc quy sao cho lượng nước đầy đủ.
- Kiểm tra tỉ trọng của nước điện phân sử dụng tỉ trọng kế để đo.
- Đo điện thế của các cell sau khi được sạc đầy. Nếu được từ 2.0V trở lên và điện thế của các cell đồng đều là được
- Kiểm tra các điện cực sạch sẽ và không bị gỉ set là được
Tỉ trọng axit như sau đây là tốt
- Tỉ trọng axit khi sạc đầy trong khoảng 1.28 – 1.29
- Tỉ trọng axit khi xả khoảng 80% khoảng 1.17 – 1.18
5. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – cầu trục xe nâng điện (Tranfer)
- Kiểm tra dầu cầu
Tháo que thăm dầu số 2 ra và kiểm tra. Nếu dầu ở trong mức cho phép thì bình thường tiếp tục sử dụng. Nếu thiếu dầu thì cần bổ sung bằng cách tháo bu lông số 1 ra và đổ thêm dầu. Nếu dầu đã cũ thì thay thế dầu bằng cách tháo bulông số 3 ra để cho chảy hết dầu. Sau đó bổ sung dầu vào vị trí bulông số 1 cho đến khi đủ lượng.
- Kiểm tra dầu chảy ở ổ trục có bị chảy không
- Kiếm tra có đủ lượng dầu cầu không
- Kiếm tra bu lông có lỏng hay không.
6. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – cơ cấu di chuyển Travelling
6.1. Kiểm tra cầu xe nâng
- Kiểm tra bu lông cầu trước, cầu sau các bu lông có bị lỏng không.
- Kiểm tra cầu xe nâng có bị nứt hay hư hại hoặc cong vênh gì không
6.2. Kiểm tra lốp xe
- Kiểm tra lốp đặc các rãnh còn sâu không
- Kiểm tra lốp hơi có bị non không
- Kiểm tra các vết nứt trên lốp
6.3 Kiểm tra Lazang
- Lazang có bị bị biến dạng, hư hại và nứt không
- Kiểm tra ổ trục của xe nâng
- Kiểm tra ổ bi của xe nâng.
- Nâng xe lên cao và sử dụng tay kiếm tra có bị lạch cạch hay tiếng động lạ không
7. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – hệ thống lái (Steering Equipment)
- Kiểm tra vô lăng xem có tiếng lạch cạch không
- Vận hành và lái xem có vấn đề gì khi chuyển hướng không
- Kiểm tra chảy dầu của van dầu thủy lực lái Kiểm tra chảy dầu của hệ thống trợ lực lái
- Kiểm tra bán kính quay trái và quay phải có hợp lý không,
Sử dụng một que gắn trên xe sau đó thực hiện quay trái và quay phải sau đó đo đường kính được vẽ lên trên mặt đất.
Tham khảo thông số góc quay của xe nâng như sau
8. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – hệ thống phanh Braking Equipment
8.1. Kiểm tra chân phanh xem độ nhạy của chân phanh.
- Khoảng di chuyển chân phanh bao nhiêu.
- Kiểm tra độ nhạy của phanh.
Đưa xe ra khu vực đường phẳng và lái xe với tốc độ tối đa sau đó phanh gấp để xem kết quả. Xem có âm thanh lạ không? Khoảng cách dừng phanh bao nhiêu?
8.2. Kiểm tra phanh tay.
- Kiểm tra lực phanh tay
- Kiểm tra xem xe có bị trôi khi dừng ở trên dốc không?
Khi có tải độ dốc 15%
Khi không tải độ dốc 20%
- Kiểm tra lực phanh xem có bị nặng không? Nếu có vấn đề thì căn chỉnh
8.3. Kiểm tra các ống dẫn dầu có bị rò rỉ hay không.
Kiêm tra lượng dầu phanh có đủ hay không?
8.4. Kiểm tra đĩa phanh. Kéo phanh tay sau đó kiểm tra đĩa phanh
9. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiếm tra cơ cấu nâng hàng – Cargo handling eqiupemnt
9.1 Càng nâng.
- Kiểm tra càng có bị mất các chốt an toàn không
- Kiểm tra càng nâng có bị vênh không?
- Kiểm tra 2 càng có bị lệch không khi đặt cạnh nhau?
9.2. Kiểm tra độ dày của càng nâng.
- 9-1.25t 26mm
- 35-1.5 30mm
- 75t 33mm
- 0t 32.5mm
9.3. Kiểm tra càng có bị nứt không
- Kiểm tra tháp nâng: Kiểm tra xem có nứt vỡ gì không
- Xylanh nghiêng ngả, trục xích nâng, các vị trí hàn trên giá đỡ
- Kiểm tra tiếng kêu lọc cọc của ổ bi trượt
- Kiểm tra độ dão của các mắt xích
- Kiểm tra bánh xích
10. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra hệ thống thủy lực (Hydralic Equipment)
- Kiểm tra thùng dầu thủy lực: Đủ dầu hay thiếu dầu
- Kiểm tra bơm dầu: Rỉ dầu, tiếng kêu lạ, dị vật, ăn mòn, lỏng các bu lông
- Kiểm tra lỏng, biến dạng, nứt và hư hại
- Van điều khiến.
- Kiểm tra bằng mắt thường, đẩy tháp lên trên cao nhất và nghe âm thanh của van. Sửa dụng dồng hồ đo áp suất để đo. 17.1-18.1 Mpa
11. Hướng dẫn kiểm tra xe nâng điện định kì – Kiểm tra an toàn xe nâng (Body Safety Equipment)
- Kiểm tra các phần còn lại của xe
- Khung xe và vỏ xe: nút biến dạng
- Kiểm tra buồng lái: Nút biến dạng, rỉ
- Kiểm tra ghế ngồi: Cò hoạt động tốt không
- Màn hình xe nâng: có hư hại gì không
- Mái che xe nâng
- Giá đỡ hàng bị lỏng hay biến dạng
- Hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo, công tơ met. Hoạt động tốt
- Kiểm tra gương chiếu hậu và gương trung tâm
- Dầu mỡ: Kiểm tra tình trang dầu mỡ
Xem thêm
Tôi là Đặng Hùng là một kỹ sư xe nâng của công ty TNHH Công ty SAMNON VIỆT NAM. Với rất nhiều kiến thức được đào tạo trong trường đại học Bách Khoa Hà Nội và hơn 10 năm kinh nghiệm về xe nâng, thủy lực và bình ắc quy… Tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ sẽ mạng lại giá trị cho mọi người. Hy vọng sẽ hỗ trợ mọi người sẽ tìm được những sản phẩm phù hợp với công việc không lãng phí và tốn kém và đem lại hiệu quả cao.