Xe nâng điện nhập khẩu từ Nhật Bản về cần được đầu nối với nguồn điện 3 Pha-200V. Thực hiện đấu nối biến áp và sạc xe nâng đúng cách sẽ giúp cho xe nâng được an toàn tránh hiện tượng cháy nổ xảy ra ảnh hưởng đến thiết bị. Hãy cùng XENANG365.COM tìm hiểu cách đấu nối biến áp và sạc xe nâng Komatsu FE25-1 và FE30-1 có bộ sạc rời.
I. Tìm hiểu về đấu nối biến áp và sạc xe nâng Komatsu FE25-1, FE30-1
Xe nâng điện nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước là những xe được sử dụng cho thị trường nội địa của những nước đó. Ở Nhật Bản sử dụng dòng điện 3 Pha-200V thấp hơn so với dòng điện 3 Pha-380V tại Việt Nam do đó các thiết bị này không thể sử dụng ngay tại Việt Nam. Để sử dụng được cần phải thay đổi điện áp giống với bên Nhật. Giải pháp đơn giản nhất là sử dụng bộ biến áp để họ áp từ 3 Pha-380V về 3 Pha-200V.
II. Chuẩn bị dụng cụ đầu nối biến áp và sạc xe nâng
- Chuẩn bị kìm bấm cos chuyên dụng hoặc dụng cụ có thể bấm cos
- Các loại kim tuốt điện hoặc dụng cụ tương tự để thực hiện tuốt vỏ điện
- Chuẩn bị bút thử điện để kiểm tra an toàn
- Chuẩn bị đồng hồ đo điện vạn năng có thể đo điện trở, dòng điện, điện áp để xác định chính xác dòng điện
- Dụng cụ cách điện khác như giầy, găng tay.. để đảm bảo an toàn
- Các dụng cụ cơ bản như tuốc nơ vít,…
III. Chọn biến áp để đấu nối với sạc xe nâng Komatsu FE25-1, FE30-1
Có khá nhiều hãng biến áp bạn có thể chọn như LIOA, FUSHIN, LITANDA…. Chúng ta chọn biến áp tự ngẫu 3 Pha 380V -3 pha 200V-220V
Biến áp sử dụng cho xe nâng điện Komatsu FE25-1 và FE30-1 dùng biến áp 30KVA là đảm bảo được công suất
IV. Các bước đầu nối biến áp và sạc xe nâng Komatsu FE25-1, FE30-1
IV.1. Đấu nối dây sạc và biến áp.
- Dây đầu vào của bộ sạc sẽ có 4 đầu dây: 3 dây pha và 1 dây trung tính. Phải xác định chính xác đâu là đây pha và đâu là đây trung tính. Nếu đấu nhầm thì sẽ gây cháy nổ bộ sạc.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra dây pha và dây trung tính. Dây trung trình sẽ được kết nối với vỏ của bộ sạc nên khi sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra sẽ thấy Mạch được thông.
- Sử dụng kìm bấm đầu cos và kìm cắt để lắp Cos cho dây điện. Cần phải sử dụng đầu cos thì sẽ giúp cho đường truyền được ổn định và tránh bị phòng tia lửa điện gây cháy nổ.
- 3 dây Pha của đầu dây sạc thì cần nối vào đầu ra của xe có kí hiệu OUTPUT 200V/3P (kí hiệu có thể khác nhau 1 chút tùy vào hàng biến áp)
- Dây Trung tính (tiếp địa) nối vào chân tiếp địa có chữ N (tùy theo từng loại biến áp khác nhau sẽ có ký hiệu khác nhau 1 chút)
IV.2. Đấu nối đầu vào từ nguồn điện vào biến áp
- Dây vào cũng sẽ có 4 dây: 3 dây pha và 1 dây trung tính. Cần phải xác định rõ đâu là dây Trung Tính và đâu là dây pha. Không được phép nhầm lẫn khi đấu dây.
LƯU Ý: phải sử dụng đồng hồ để đo xem đâu là dây pha và đầu là dây trung tính. Không được chủ quan nhìn theo kinh nghiệm.
- Cần phải sử dụng kim bấm đầu cos và kìm cắt để lắp Cos cho dây điện. Nếu chúng ta sử dụng đầu cos thì sẽ giúp cho đường truyền được ổn định và như vậy thì sẽ tránh bị phóng tia lửa điện gây cháy nổ.
- Tiến hành đầu nối 3 dây pha vào kí hiệu INPUT 380V/3P ((Mỗi loại biến áp có thể có kí hiệu khác nhau một chút)
- Tiến hành đấu dây trung tính vào kí hiệu chân tiếp địa có chữ N (Mỗi loại biến áp có thể có kí hiệu khác nhau một chút)
Xem thêm xe nâng điện 2.5 tấn
Xem thêm xe nâng điện 3 tấn
V. Tiến hành sạc cho xe nâng điện Komatsu FE25-1, FE30-1
- Tháo chốt nắp ở xe nâng điện
- Cắm đầu sạc vào ổ sạc thật chặt và đóng chốt
- B3 Chọn chế độ sạc trên màn hình.
Xem chi tiết tại đây
VI. Video hướng dẫn chi tiết
VII. Có những lưu ý nào quan trọng khi đấu nối sạc với biến áp
- Để đảm bảo an toàn phải ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi đấu nổi
- Dụng cụ bắm đầu cos cần chắc chắn tránh phóng tia lửa điện
- Không đấu nối điện với sạc ở những nơi ẩm ướt
- Tìm vịt trị lắp đặt thoáng đãng ít vật cản gọn gàng
- Sau khi nối đây cho biến áp xong phải kiểm tra bằng bút thử điện xem có bị rò rỉ điện hay không?
Xem thêm
Tôi là Đặng Hùng là một kỹ sư xe nâng của công ty TNHH Công ty SAMNON VIỆT NAM. Với rất nhiều kiến thức được đào tạo trong trường đại học Bách Khoa Hà Nội và hơn 10 năm kinh nghiệm về xe nâng, thủy lực và bình ắc quy… Tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ sẽ mạng lại giá trị cho mọi người. Hy vọng sẽ hỗ trợ mọi người sẽ tìm được những sản phẩm phù hợp với công việc không lãng phí và tốn kém và đem lại hiệu quả cao.